Phân biệt inox và thép không gỉ để lựa chọn vật liệu phù hợp

Phân biệt inox và thép không gỉ là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm vì chúng xuất hiện trong đa dạng lĩnh vực. Nhưng 2 thuật ngữ này lại hay sử dụng thay thế cho nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. …. Vậy thì sự thật cả 2 tên gọi này là chỉ cùng 1 vật liệu hay khác nhau?

Phân biệt inox và thép không gỉ như thế nào?

Inox và thép không gỉ là thuật ngữ dùng để nói chung về 1 vật liệu có khả năng chống gỉ sét. Hay nói chính xác hơn thì inox và thép không gỉ đều là 1 chỉ khác nhau cách gọi tên. 

Inox hoặc thép không gỉ là gì?

Inox hoặc thép không gỉ là gì?
Inox hoặc thép không gỉ là gì?

Thép không gỉ hay inox đều là thuật ngữ để nói về 1 hợp kim sắt chứa ít nhất 10.5% crom. Ngoài ra còn có nhiều nguyên tố khác như Mangan, Niken, Molypden….. với tỷ lệ khác nhau chia thép không gỉ/inox thành nhiều loại. 

Sự ra đời của thép không gỉ là nhờ có chuyên gia ngành thép người Anh – Harry Brearley. Năm 1913 ông đã sáng chế ra 1 loại thép đặc biệt chịu mài mòn cao bằng cách giảm lượng carbon xuống, tăng crom lên. Về sau thép không gỉ còn được cải tiến bằng cách thêm nguyên tố Niken vào. Từ đó tăng cường khả năng chống ăn mòn và tính dẻo để dễ dàng tạo hình gia công. 

Tóm lại inox hay thép không gỉ chỉ là hợp kim sắt được tạo ra bằng cách thêm các thành phần như crom, niken, molypden…. Vì vậy nó trở thành vật liệu không bị ố hay dễ chịu ăn mòn như thép thông thường. Chính đặc tính này mà ngày nay inox xuất hiện khắp mọi nơi trong đời sống và trở thành chất liệu quen thuộc. 

Đặc điểm của inox hoặc thép không gỉ 

Với lớp màng oxit bảo vệ, thép không gỉ/inox có nhiều ưu điểm hơn thép thông thường như sau:

  • Tính năng chống gỉ sét: Đây là chất liệu có độ bền cao kể cả trong môi trường khắc nghiệt vì không bị oxy hóa và chống gỉ sét tốt.
  • Độ bền cao: Inox có tính chịu lực cao, độ cứng tốt yên tâm sử dụng lâu dài. Hơn nữa đây cũng là vật liệu có khả năng chống oxy hóa và chịu ăn mòn tốt.
  • Chịu nhiệt tốt: Khả năng chịu nhiệt cũng hơn nhiều loại thép thông thường phù hợp các lĩnh vực yêu cầu độ bền nhiệt cao.
  • Sáng bóng và dễ dàng hàn, gia công: Bề mặt thép không gỉ/inox sáng bóng vừa bảo đảm tính thẩm mỹ lại dễ dàng vệ sinh. Ngoài ra vật liệu này cũng rất dễ định hình và hàn tiện lợi cho việc gia công sản xuất.
  • An toàn với sức khỏe con người và thân thiện môi trường: Hầu hết thép không gỉ/inox đều không có tính từ tính nên có thể ứng dụng trong ngành y tế và điện tử. 

Phân biệt inox và thép không gỉ

Inox là tên thường hay sử dụng trong đời sống 
Inox là tên thường hay sử dụng trong đời sống

Trong tiếng Anh thép không gỉ được gọi là Stainless Steel. Tên gọi thuần Việt của loại thép này dựa vào đặc tính chống gỉ sét của nó. Thông thường thép không gỉ sẽ được sử dụng trong các tài liệu kỹ thuật hoặc những ngành công nghiệp chuyên sâu. 

Inox là 1 tên gọi khác để nói về thép không gỉ bắt nguồn từ tiếng Pháp “inoxydable”. Ý nghĩa của nó chính là không thể oxy hóa, một đặc tính nổi bật của  Stainless Steel. Inox cũng là cách gọi phổ biến của thép không gỉ ở Việt Nam. Đặc biệt là với những đồ kim loại sáng bóng, không gỉ sét thì người Việt hay gọi là inox. 

Như vậy có thể thấy cả 2 tên gọi này đều chỉ cùng 1 vật liệu nhưng tùy ngữ cảnh mà sử dụng khác nhau. Trong đời sống hàng ngày inox thường được sử dụng nhiều hơn. “Thép không gỉ” thì hay xuất hiện kèm các mã kỹ thuật như SUS 304, SUS 430… 

Một số loại inox phổ biến hiện nay

Inox 304 là loại phổ biến trên thị trường hiện nay
Inox 304 là loại phổ biến trên thị trường hiện nay

Sau khi đã phân biệt inox và thép không gỉ, dưới đây là một số inox phổ biến trên thị trường:

  • Inox 430: Đây là thép không gỉ có tỷ lệ crom ở mức khá cao từ 16% – 18% nhưng không chứa Niken. Thành phần như vậy nên inox 430 chỉ chống gỉ ở mức trung bình không thể sử dụng ngoài trời hay nơi độ ẩm cao. Khả năng chống ăn mòn trung bình nhưng giá thấp. Do đó có thể dùng làm đồ trang trí hoặc môi trường ít chịu hóa học tác động.
  • Inox 316: Tương tự tỷ lệ crom không cao chỉ từ 16% – 18% nhưng Niken lại dao động trong khoảng 10% – 14%. Đặc biệt trong inox 316 có cả Molypden hỗ trợ chống ăn mòn, chống gỉ sét ngay cả trong môi trường hóa chất hoặc muối. Loại inox này thích hợp để ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm, y tế hoặc hàng hải.
  • Inox 304: Phổ biến nhất trong số các loại thép không gỉ trên thị trường hiện nay chính là inox 304. Tỷ lệ crom và niken ở mức cao (crom 18% – 20%, niken 8% – 10.5%) nhưng carbon thấp dưới 0.08%. Vì vậy inox 304 có độ bền cao, chống gỉ sét và ăn mòn trong nhiều điều kiện môi trường. Bề mặt sáng bóng, tính dẻo dễ định hình nên có thể làm cầu thang inox, lan can…. 

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cách phân biệt inox và thép không gỉ. Đây là 2 tên gọi khác nhau của cùng 1 vật liệu được sử dụng tùy vào từng trường hợp. Ngoài ra việc hiểu đặc điểm của từng loại inox cũng giúp dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp. 

 

Để lại một bình luận